Nguồn nhiên liệu dồi dào, công nghệ đơn giản… đó là những ưu điểm của năng lượng sinh khối. Tuy nhiên, ở Việt Nam năng lượng sinh khối vẫn chưa được khai thác triệt để.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, trữ lượng năng lượng sinh khối của Việt Nam là 500 MW, hiện tại đã khai thác được 150 MW. 70% dân số nông thôn sử dụng năng lượng sinh khối.
Năng lượng sinh khối có nguồn nguyên liệu phong phú đó là rác thải trong chăn nuôi, trồng trọt, khí sinh học. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên có tiềm năng sinh khối lớn. Đó là những sản phẩm thừa trong quá trình chế biến nông lâm sản như rơm rạ, trấu, cỏ, lá, mùn cưa, bã mía… và một số chất thải nông nghiệp khác.
Nguồn nhiêu liệu sinh khối từ vỏ trấu là đáng kể nhất ở Việt Nam khoảng 5 – 7 triệu tấn/năm, trong đó, ĐBSCL có khoảng 4,5 – 5 triệu tấn/năm. Nếu tất cả lượng trấu ở Việt Nam được tập trung lại để phát điện thì sản lượng điện có thể lên tới 2.720 GWh, tương đương 9% sản lượng điện tiêu thụ ở Việt Nam năm 2002. Tuy nhiên, loại nhiên liệu này chưa được khai thác đúng với tiềm năng ở nước ta, còn nhiều lãng phí.
Nguyên nhân năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng sinh khối chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng ở nước ta là do lựa chọn công nghệ chi phí đắt nhưng hiệu quả không cao.
Về phía chủ quan, cơ chế giá đang là rào cản. Hiện tại, than sử dụng ở tất cả các ngành kinh tế, giá than ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với giá than thế giới. Hơn nữa, giá năng lượng tái tạo phụ thuộc vào quy mô mùa vụ. Thời tiết là một nguyên nhân đẩy giá điện năng lượng tái tạo lên cao.
Do vậy, cần có nguồn tài chính hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo. (Khoa Học & Phát Triển 25 – 31/3)
Phát triển năng lượng sinh khối: Thiếu công nghệ phù hợp
