Công nghệ đồng đốt tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chất thải rắn tác động tích
cực đến an ninh năng lượng, cải thiện chất lượng không khí, cắt giảm khí nhà kính và
quản lý chất thải rắn.
Các nghiên cứu cho thấy đồng đốt phụ phẩm nông nghiệp (đặc biệt là rơm rạ, nguồn
sinh khối có tiềm năng lớn nhất tại Việt Nam) là một phương thức hiệu quả về mặt
chi phí vừa giúp tận dụng sinh khối để phát điện vừa giúp giảm phát thải khí nhà
kính (An Ha Truong và c.s 2018) và các chất gây ô nhiễm môi trường thông qua việc:
(i) cắt giảm tiêu thụ than (loại nhiên liệu giàu lưu huỳnh hơn sinh khối),
(ii) giảm đốt rơm rạ ngoài đồng (lượng rơm rạ được đưa vào đốt ở các nhà máy
với hiệu suất cháy cao hơn và có các công nghệ giảm phát thải như khử lưu huỳnh, lọc
bụi tĩnh điện). Nghiêu cứu của Truong và Ha-Duong (2018) cho thấy đồng đốt rơm rạ ở
mức 5% có thể giảm phát thải các chất gây ô nhiễm không khí như SO2, NOx và PM10
từ 3-10%. Việc giảm phát thải này có tác động tích cực đáng kể đến chất lượng không
khí cũng như sức khỏe người dân. Trong nghiên cứu này, các kịch bản RPS cho thấy
tiềm năng cắt giảm phát thải lên đến 106 MtCO2 tính đến năm 2030. Nếu áp dụng mức
thuế carbon như Trung Quốc và Singapore (5 USD/tCO2) thì giá trị kinh tế của lượng
giảm phát thải nói trên từ đồng đốt sẽ vào khoảng 500 triệu USD. Các kịch bản cũng
cho thấy tác động tích cực của công nghệ đồng đốt đến đảm bảo an ninh năng lượng
thông qua việc tận dụng nguồn tài nguyên sinh khối trong nước để giảm lượng than
nhập khẩu lên đến 27 triệu tấn/năm đến năm 2030.